Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2019

Rối loạn kinh nguyệt là gì? Có sao không?

Kinh nguyệt là tấm gương phản ánh về sức khoẻ sinh sản của người phụ nữ. Nếu chu kì kinh nguyệt đều đặn chứng tỏ chị em đang có một sức khoẻ... thumbnail 1 summary
Kinh nguyệt là tấm gương phản ánh về sức khoẻ sinh sản của người phụ nữ. Nếu chu kì kinh nguyệt đều đặn chứng tỏ chị em đang có một sức khoẻ sinh sản bình thường và khoẻ mạnh. Khi bị rối loạn kinh nguyệt cho thấy trong cơ thể đang gặp phải một số vấn đề.

Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Rối loạn kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh tháng này đến ngày đầu tiên của chu kỳ kinh tháng tiếp theo, dao động từ 21 đến 35 ngày, trung bình là 28 ngày. Số ngày hành kinh từ 3 - 5 ngày, thậm chí có thể là 7 ngày. Lượng máu kinh mất đi trong mỗi chu kỳ là khoảng 60 - 80ml.

Theo đó, tất cả những dấu hiệu của chu kỳ kinh không theo quỹ đạo trên thì gọi là rối loạn kinh nguyệt. Cụ thể, rối loạn kinh nguyệt được hiểu một cách đơn giản là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ diễn biến không ổn định như: Chậm kinh, vô kinh, kinh đến sớm, rong kinh,...

Nguyên nhân rối loạn kinh

Căng thẳng, stress: khi stress cơ thể sản xuất ra 1 lượng lớn hoocmon cortisol. Hoocmon này gây ảnh hưởng đến sự tiết estrogen và progesteron của buồng trứng làm rối loạn chu kì kinh nguyệt.
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt: Ăn uống thất thường và không đủ chất cũng làm cản trở cơ thể tiết ra estrogen. Điều này không chỉ làm cho kinh nguyệt ra ít đi, thậm chí còn có thể làm mất kinh.
  • Chế độ sinh hoạt không hợp lí lười vận động, thức khuya… cũng ảnh hưởng lớn đến chu kì kinh nguyệt.
  • Tuổi tác: Ở độ tuổi dậy thì và tiền mãn kinh, nội tiết tố bị mất cân bằng gây rối loạn kinh.
  • Phụ nữ đang mang thai, cho con bú cơ thể rất dễ bị mất cân bằng nội tiết tố nữ và dẫn đến rối loạn kinh nguyệt sau sinh.
  • Sử dụng thuốc tránh thai: Lạm dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài cũng gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn như kinh nguyệt không đều, trễ kinh, tắt kinh,…
  • Đa nang buồng trứng: khi mắc phải hội chứng buồng trứng đa nang làm cho nội tiết tố trong cơ thể bị mất cân bằng do lượng estrogen được tiết ra quá nhiều dẫn đến chu kì kinh nguyệt bị rối loạn.
  • Suy buồng trứng sớm: buồng trứng bị suy giảm chức năng vốn có của nó làm cho kinh nguyệt không đều hoặc không thường xuyên trong nhiều năm. Bệnh này thường gặp ở phụ nữ trên 40 tuổi.
  • U xơ tử cung: u xơ tử cung là một khối u lành tính của tử cung, khi bị u xơ tử cung thường dẫn đến tình trạng kinh nguyệt quá nhiều và kéo dài.

Rối loạn kinh có sao không?

Rối loạn kinh nguyệt gây phiền toái trong sinh hoạt và cuộc sống, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và có thể gây vô sinh nếu không có những điều trị kịp thời.
  • Ảnh hưởng tới nhan sắc của chị em
  • Máu kinh ra không đều khiến chị em khó nắm bắt được ngày hành kinh, chị em dễ bị buồn phiền, cáu giận, khó tính hơn.
  • Ảnh hưởng tới việc sinh hoạt vợ chồng: Máu ra nhiều, đau bụng dữ dội, chóng mặt, buồn nôn làm ảnh hưởng tới sinh hoạt đời sống, khiến chị em khó khăn khi quan hệ vợ chồng, không đem lại cảm giác thăng hoa.
  • Mất nhiều máu: Chị em bị rong kinh kéo dài sẽ gây ra tình trạng thiếu máu, xuất huyết ngoài chu kỳ kinh nguyệt. 
  • Đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh phụ khoa: u xơ tử cung, polyp cổ tử cung, đa nang buồng trứng,…
  • Nguy cơ dẫn tới vô sinh: Chính vì rối loạn kinh nguyệt nên chị em khó xác định được ngày trứng rụng nên khả năng sinh con khó khăn hơn, thậm chí là vô sinh, hiếm muộn.
Với những thông tin mà các chuyên gia chia sẻ trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn đọc bổ sung thêm kiến thức cần thiết về tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
>>> Bài viết tham khảo:

Không có nhận xét nào

Đăng nhận xét