Thứ Năm, 22 tháng 11, 2018

Liệt kê các nguyên nhân gây đau bụng kinh nguyệt

Đau bụng kinh là cơn đau liên hồi phần bụng dưới trong kỳ kinh của nữ giới. Đau bụng kinh nguyệt có thể xuất hiện trước kỳ kinh 1-2 ngày ho... thumbnail 1 summary

Đau bụng kinh là cơn đau liên hồi phần bụng dưới trong kỳ kinh của nữ giới. Đau bụng kinh nguyệt có thể xuất hiện trước kỳ kinh 1-2 ngày hoặc có thể kéo dài suốt kỳ kinh. Nhiều chị em còn phải chịu đựng những cơn đau bụng kinh dữ dội, quặn thắt mà chủ quan không đi khám. Điều này vô cùng nguy hiểm, bởi đau bụng kinh tiềm ẩn rất nhiều yếu tố nguy hiểm, có thể ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của chị em. Vậy những nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh đó là gì?

nguyên nhân đau bụng kinh

Nguyên nhân đau bụng kinh nguyệt


1. Trong thời kỳ kinh nguyệt, tử cung sẽ co bóp để đưa máu kinh ra ngoài. Sự co bóp này sẽ “vô tình” làm tăng hàm lượng prostaglandin trong máu và gây ra đau bụng kinh. Nồng độ prostaglandin cao thường đi kèm với những cơn đau bụng kinh dữ dội.

2. Sự tăng giảm đột ngột của nồng độ hormone progesteron và estrogen trong những ngày đầu của chu kì kinh nguyệt cũng là 1 nguyên gây đau bụng kinh nguyệt ở phụ nữ.

3. Tử cung co thắt không bình thường, khiến cơ nhẵn tử cung bị thiếu máu, dẫn đến co thắt, thậm chí co rút cơ tử cung, từ đó xuất hiện đau bụng kinh. Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân khiến sự co thắt không bình thường của tử cung

4. Do ăn uống đồ lạnh vào gần ngày kinh nguyệt, tâm lí không thoải mái.

5. Tử cung bị dị tật bẩm sinh: Khi trẻ vừa mới sinh ra, tử cung đã có những dấu hiệu bị khuyết thiếu phát triển không bình thường cộng với quá trình cung ứng máu từ bên ngoài vào tử cung bất ổn, không đều đặn dẫn đến tử cung bị thiếu dưỡng khí, làm cơ tử cung co bóp nhanh hơn gây đau bụng kinh nguyệt.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, đau bụng kinh còn do một số bệnh phụ khoa gây nên như:

1. U xơ tử cung: Là các khối u không gây ung thư, có thể tạo áp lực lên tử cung hoặc gây ra hiện tượng kinh nguyệt bất thường cũng như các cơn đau.
2. Nội mạc tử cung: Các tế bào từ niêm mạc tử cung phát triển ở các bộ phận khác của cơ thể, thường là trên các ống dẫn trứng, buồng trứng, hoặc mô lót khung chậu.
3. Bệnh viêm vùng chậu (PID): bệnh nhiễm khuẩn của cơ quan sinh dục nữ thường do vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục gây ra.
4. Hẹp cổ tử cung: ở một số phụ nữ, hẹp cổ tử cung có thể cản trở dòng chảy kinh nguyệt, tăng áp suất bên trong tử cung và gây đau đớn.

Khi đau bụng kinh cần làm gì?


Nhiều chị em phụ nữ phải đánh vật với những cơn đau bụng kinh trong kỳ kinh nguyệt. Do đó, khi đau bụng kinh cần làm gì là điều mà họ quan tâm tới.

- Tập thể dục có thể xoa dịu cơn đau
- Đặt một miếng đệm ấm, chai nước ấm hoặc miếng dán nhiệt lên bụng dưới để giảm bớt đau bụng kinh.
- Bổ sung thực phẩm có chứa vitamin E, axit béo omega-3, vitamin B1 (thiamine), vitamin B6 và magie có thể làm giảm đau bụng kinh.
- Tránh rượu, thuốc lá, đồ ăn cay nòng vì có thể làm tình trạng nặng hơn.
- Hạn chế căng thẳng để giảm nguy cơ đau bụng kinh dữ dỗi.
- Nếu những cơn đau bụng trở nên dữ dội và kéo dài trong 2-3 ngày kinh thì chị em không nên chủ quan mà hãy đi khám để biết chính xác nguyên nhân.
Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết này đã giúp bạn gái bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích về các nguyên nhân đau bụng kinh, từ đó rút ra cho mình các cách giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Không có nhận xét nào

Đăng nhận xét