Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2018

Kinh nguyệt sau sinh và những lưu ý cần biết

Sau khi sinh, cơ thể người mẹ thường có sự thay đổi lớn kéo theo đó là sự thay đổi của chu kỳ kinh nguyệt. Tùy vào cơ địa của mỗi người, kin... thumbnail 1 summary
Sau khi sinh, cơ thể người mẹ thường có sự thay đổi lớn kéo theo đó là sự thay đổi của chu kỳ kinh nguyệt. Tùy vào cơ địa của mỗi người, kinh nguyệt sau sinh sẽ có sự thay đổi khác nhau: chậm kinh, rong kinh, rối loạn kinh nguyệt sau sinh,...Việc tìm hiểu các vấn đề về kinh nguyệt sau khi sinh là điều quan trọng đối với sức khỏe và tâm lý của chị em.

kinh nguyệt sau sinh

Kinh nguyệt sau sinh bao lâu mới trở lại

Tùy cơ địa của mỗi người nên thời gian kinh nguyệt sau khi sinh quay trở lại là khác nhau. Các chuyên gia cho biết, những người không nuôi con bằng sữa mẹ thường sẽ có chu kỳ kinh đầu tiên sau khi sinh từ 6-8 tuần, với người cho con bú thường có sau 3-6 tháng hoặc có thể lâu hơn. Lý do là vì các bà mẹ cho con bú sẽ tiết ra prolactin và các hormone ức chế sản xuất estrogen nên kinh nguyệt trở lại chậm hơn. Với những bà mẹ sinh con bằng phương pháp mổ đẻ, kinh nguyệt sẽ trở lại khoảng 4- 8 tuần sau khi sinh.

Nếu ngoài khoảng thời gian trên mà chị em vẫn chưa thấy kinh nguyệt trở lại thì nên đến bác sĩ để kiểm tra. Rất có thể là các chị em bị xuất huyết sau sinh, rối loạn nội tiết tố, vô kinh sau sinh…

Kinh nguyệt sau sinh kéo dài bao lâu

Thời gian mỗi lần “đèn đỏ” sau sinh và trước sinh thường không mấy chênh lệch, có người kéo dài khoảng 2 ngày, cũng có thể đến 7 ngày. Tuy nhiên, bất luận thời gian hành kinh dài hay ngắn, chỉ cần mỗi lần đều không có thay đổi so với trước và vẫn đều đặn có quy luật thì mẹ không cần quá lo lắng.

Lượng máu kinh sau sinh thay đổi thế nào

Tùy cơ địa của mỗi người nên lượng máu mỗi chu kì kinh nguyệt xuất hiện là không giống nhau. Một số người sẽ có nhiều kinh nguyệt nhưng một số khác thì có rất ít kinh nguyệt.

Nguyên nhân do đâu? Theo các chỉ số đưa ra thì đa số chị em sau khi sinh con thường có chu kỳ kinh nguyệt ra nhiều máu và thường bị đau bụng kinh trong thời gian có kinh nhiều hơn. Lý do là vì thành nội mạc tử cung tương đối dày sẽ dẫn đến lưu lượng kinh nguyệt lớn hơn.

Nếu lượng máu kinh ra nhiều, có thể thấm ướt băng vệ sinh trong vòng 1 giờ đồng hồ và buộc phải thay mới thì bạn nên đi khám bởi hiện tượng này có thể bị gây ra bởi tổn thương ở âm đạo và một số nguyên nhân liên quan tới sức khỏe khác.

Chu kì kinh nguyệt không đều sau khi sinh

Sau khi sinh con thì đa số là các chị em phụ nữ thường bị thay đổi chu kì kinh nguyệt và hay xảy ra vấn đề không ổn định. Đó là do việc cho con bú gây ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt và sự dư thừa hocmon prolactin gây nên tình trạng này

Ngoài ra nếu muốn có một chu kỳ kinh nguyệt ổn định và đều đặn thì phụ nữ nên giữ cho mình trạng thái tâm lý tốt nhất có thể và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong các bữa ăn hằng ngày. Ngoài ra thì nên tập thói quen tập thể dục mỗi ngày để giúp cơ thể tràn đầy năng lượng để có một chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh.

Với những thông tin phòng khám Thái Hà chia sẻ trên đây, hi vọng chị em sẽ có những thông tin hữu ích về kinh nguyệt sau sinh và hiện tượng kinh nguyệt không đều sau sinh.

Phải làm sao khi bị kinh nguyệt không đều?

Kinh nguyệt không đều ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt, sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Do đó, kinh nguyệt không đều phải làm... thumbnail 1 summary
Kinh nguyệt không đều ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt, sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Do đó, kinh nguyệt không đều phải làm sao là nỗi băn khoăn của nhiều chị em phụ nữ. Để giải quyết vấn đề này, hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết sau:

Nguyên nhân kinh nguyệt không đều

Có nhiều lý do vì sao kinh nguyệt không đều, trong đó chị em cần dè chừng những căn bệnh phụ khoa nguy hiểm:

- Do yếu tố tâm lý: Tâm trạng bất ổn, căng thẳng trong cuộc sống, áp lực công việc đều là yếu tố làm tuyến yên bị ức chế gây ra tình trạng trứng rụng không đều dẫn tới kinh nguyệt bị rối loạn.

- Chế độ dinh dưỡng chưa khoa học: Tăng cân, giảm cân đột ngột là thay đổi bài tiết hormone estrogen và phóng noãn gây kinh nguyệt không đều. Bên cạnh đó phụ nữ thường xuyên hút thuốc, uống rượu bia, cà phê  cũng có nguy cơ cao rối loạn kinh nguyệt.

- Tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày, thuốc tránh thai hoặc 1 số loại thuốc điều trị bệnh có thể gây ra tác dụng phụ như chậm kinh, kinh không đều, mất kinh…

- Suy tuyến giáp: Gây ảnh hưởng đến quá trình bài tiết hormone sinh sản prolactin do tuyến yên bài tiết gây mất kinh, kinh không đều

- Đa nang buồng trứng: Là nhiều nang trứng tồn tại trong buồng trứng. Phụ nữ bị đa nang buồng trứng có triệu chứng kinh nguyệt ít, không đều, rong kinh.

- Kinh nguyệt không đều còn xảy ra phụ nữ có thai, cho con bú hoặc đối với các thiếu nữ đang tuổi dậy thì bắt đầu có kinh nguyệt.

Kinh nguyệt không đều phải làm sao?

Kinh nguyệt không đều không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần mà còn cản trở chức năng sinh sản của người phụ nữ. Vậy kinh nguyệt không đều phải là sao?

kinh nguyệt không đều phải làm sao

- Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung nhiều rau quả, vitamin B; tránh lạm dụng quá nhiều chất đạm, chất béo đẩy cơ thể vào tình trạng suy nhược hoặc tăng cân đột ngột. Chế độ ăn hợp lý ảnh hưởng rất nhiều đến hormone sinh dục

- Có chế độ sinh hoạt hợp lý. Không lao động nặng, làm việc quá sức, hạn chế áp lực, tránh căng thẳng

- Phải đảm bảo cho vùng kín luôn được sạch sẽ và khô thoáng nhất là trong thời kỳ kinh nguyệt, nên thay băng vệ sinh 4 tiếng 1 lần nhằm hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn, hạn chế quan hệ tình dục khi có kinh nguyệt

- Luôn giữ ấm bụng dưới, không tắm nước lạnh, ăn đồ lạnh, đồ gỏi sống. Nếu đau bụng kinh nên chườm nóng bụng hoặc xoa dầu gió rồi mát-xa bụng

- Khi có những dấu hiệu bất thường dù rất nhỏ trong kinh nguyệt bạn không bao giờ được chủ quan hãy đến khám để được điều trị đúng cách. Nếu bạn bị mắc bệnh phụ khoa do viêm nhiễm, hay bị những căn bệnh nguy hiểm như lạc nội mạc tử cung, ung thư tử cung…chúng sẽ được phát hiện kịp thời.

- Không tự ý uống các loại thuốc điều kinh bừa bãi, thuốc dân gian theo lời truyền miệng.