Thứ Năm, 22 tháng 11, 2018

Các nguyên nhân gây chậm kinh nguyệt ở nữ giới

Chậm kinh là một trong những hiện tượng kinh nguyệt không đều . Có nhiều nguyên nhân gây chậm kinh nguyệt như chế độ ăn uống, thói quen sinh... thumbnail 1 summary
Chậm kinh là một trong những hiện tượng kinh nguyệt không đều. Có nhiều nguyên nhân gây chậm kinh nguyệt như chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt, thậm chí là do các bệnh phụ khoa gây nên. Chậm kinh nguyệt là hiện tượng khá phổ biến, tuy nhiên vẫn cần nắm vững nguyên nhân chậm kinh nguyệt để có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời, tránh những ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ.

Nguyên nhân gây chậm kinh nguyệt


Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ sẽ diễn ra từ 28-32 ngày. Nếu sau 35 ngày mà nữ giới vẫn chưa bước vào kỳ nguyệt san thì đây được gọi là chậm kinh nguyệt.
Nếu nữ giới đã lập gia định và có quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp phòng tránh thì đây có thể là dấu hiệu mang thai, để kiểm tra tính chính xác, chị em nên mua que về thử.

Nếu ngoại trừ khả năng mang thai mà số ngày chậm kinh đã quá 10 ngày thì chị em tuyệt đối không được chủ quan, nên đi khám để biết chính xác nguyên nhân gây chậm kinh từ đó có cách khắc phục sớm.

nguyên nhân chậm kinh nguyệt

Ngoài khả năng mang thai, còn có các nguyên nhân gây chậm kinh sau đây:

Do tâm lý căng thẳng, stress quá mức

Trong cuộc sống, đôi lúc bạn không thể tránh khỏi những vấn đề về tâm lý như stress hoặc căng thẳng kéo dài do gặp một chấn động hay biến cố nào đó. Yếu tố này có tác động không hề nhỏ tới yếu tố sinh lý bên trong cơ thể, điều này được thể hiện rõ nét qua hiện tượng chậm kinh.

Do tác dụng phụ của thuốc

Sử dụng các loại thuốc kháng sinh dài ngày, thuốc tránh thai khẩn cấp cũng là một trong những nguyên nhân gây chậm kinh ở nữ giới.

Thay đổi cân nặng đột ngột, tập luyện thể thao, lao động nặng nhọc

Tăng giảm cân đột ngột khiến cơ thể chưa kịp thích ững, khiến lượng hormone trong cơ thể thay đổi đều gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh của bạn, là nguyên nhân gây chậm kinh nguyệt ở nữ giới.

Ngoài ra, nếu chị em luyện tập thể dục thể thao quá mạnh với tần suất cao và chế độ nghiêm ngặt hoặc lao động chân tay nặng nhọc sẽ làm mất năng lượng, hao tổn sức lực. Điều nay sẽ gây ức chế thần kinh và khiến kinh nguyệt chậm.

Mãn kinh sớm

Hầu hết phụ nữ bắt đầu thời kỳ mãn kinh ở độ tuổi từ 45-55. Tuy nhiên, phụ nữ dưới 40 tuổi bị thiếu hụt một lượng hormone đáng kể có thể bị mãn kinh sớm, điều này có nghĩa là quá trình rụng trứng đang suy yếu và kết quả là dẫn đến lỡ kinh, cuối cùng là chấm dứt chu kỳ kinh nguyệt.

Các vấn đề tuyến giáp

Tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc hoạt động kém cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến chậm kinh hoặc lỡ kinh. Bởi tuyến giáp điều chỉnh sự trao đổi chất của cơ thể, do đó nồng độ hormone này có thể bị ảnh hưởng.

Do mắc bệnh phụ khoa

Chị em phụ nữ khi vệ sinh vùng kín không đảm bảo sẽ dễ mắc các bệnh phụ khoa như: viêm nhiễm âm đạo, viêm tử cung, u xơ cổ tử cung… Những căn bệnh này có khả năng tác động đến chu kỳ kinh nguyệt.

Lời khuyên: Các bác sĩ phụ khoa cho biết, ngoài các nguyên nhân do tâm sinh lý, chế độ ăn uống thì chị em cần nhanh chóng đi khám để bác sĩ tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị cụ thể.

Ngoài ra, chị em cần cân bằng lại công việc, giải trí và thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Kiểm soát các căng thẳng và xung đột trong cuộc sống. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học cũng là cách để hạn chế tình trạng chậm kinh nguyệt.

Liệt kê các nguyên nhân gây đau bụng kinh nguyệt

Đau bụng kinh là cơn đau liên hồi phần bụng dưới trong kỳ kinh của nữ giới. Đau bụng kinh nguyệt có thể xuất hiện trước kỳ kinh 1-2 ngày ho... thumbnail 1 summary

Đau bụng kinh là cơn đau liên hồi phần bụng dưới trong kỳ kinh của nữ giới. Đau bụng kinh nguyệt có thể xuất hiện trước kỳ kinh 1-2 ngày hoặc có thể kéo dài suốt kỳ kinh. Nhiều chị em còn phải chịu đựng những cơn đau bụng kinh dữ dội, quặn thắt mà chủ quan không đi khám. Điều này vô cùng nguy hiểm, bởi đau bụng kinh tiềm ẩn rất nhiều yếu tố nguy hiểm, có thể ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của chị em. Vậy những nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh đó là gì?

nguyên nhân đau bụng kinh

Nguyên nhân đau bụng kinh nguyệt


1. Trong thời kỳ kinh nguyệt, tử cung sẽ co bóp để đưa máu kinh ra ngoài. Sự co bóp này sẽ “vô tình” làm tăng hàm lượng prostaglandin trong máu và gây ra đau bụng kinh. Nồng độ prostaglandin cao thường đi kèm với những cơn đau bụng kinh dữ dội.

2. Sự tăng giảm đột ngột của nồng độ hormone progesteron và estrogen trong những ngày đầu của chu kì kinh nguyệt cũng là 1 nguyên gây đau bụng kinh nguyệt ở phụ nữ.

3. Tử cung co thắt không bình thường, khiến cơ nhẵn tử cung bị thiếu máu, dẫn đến co thắt, thậm chí co rút cơ tử cung, từ đó xuất hiện đau bụng kinh. Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân khiến sự co thắt không bình thường của tử cung

4. Do ăn uống đồ lạnh vào gần ngày kinh nguyệt, tâm lí không thoải mái.

5. Tử cung bị dị tật bẩm sinh: Khi trẻ vừa mới sinh ra, tử cung đã có những dấu hiệu bị khuyết thiếu phát triển không bình thường cộng với quá trình cung ứng máu từ bên ngoài vào tử cung bất ổn, không đều đặn dẫn đến tử cung bị thiếu dưỡng khí, làm cơ tử cung co bóp nhanh hơn gây đau bụng kinh nguyệt.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, đau bụng kinh còn do một số bệnh phụ khoa gây nên như:

1. U xơ tử cung: Là các khối u không gây ung thư, có thể tạo áp lực lên tử cung hoặc gây ra hiện tượng kinh nguyệt bất thường cũng như các cơn đau.
2. Nội mạc tử cung: Các tế bào từ niêm mạc tử cung phát triển ở các bộ phận khác của cơ thể, thường là trên các ống dẫn trứng, buồng trứng, hoặc mô lót khung chậu.
3. Bệnh viêm vùng chậu (PID): bệnh nhiễm khuẩn của cơ quan sinh dục nữ thường do vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục gây ra.
4. Hẹp cổ tử cung: ở một số phụ nữ, hẹp cổ tử cung có thể cản trở dòng chảy kinh nguyệt, tăng áp suất bên trong tử cung và gây đau đớn.

Khi đau bụng kinh cần làm gì?


Nhiều chị em phụ nữ phải đánh vật với những cơn đau bụng kinh trong kỳ kinh nguyệt. Do đó, khi đau bụng kinh cần làm gì là điều mà họ quan tâm tới.

- Tập thể dục có thể xoa dịu cơn đau
- Đặt một miếng đệm ấm, chai nước ấm hoặc miếng dán nhiệt lên bụng dưới để giảm bớt đau bụng kinh.
- Bổ sung thực phẩm có chứa vitamin E, axit béo omega-3, vitamin B1 (thiamine), vitamin B6 và magie có thể làm giảm đau bụng kinh.
- Tránh rượu, thuốc lá, đồ ăn cay nòng vì có thể làm tình trạng nặng hơn.
- Hạn chế căng thẳng để giảm nguy cơ đau bụng kinh dữ dỗi.
- Nếu những cơn đau bụng trở nên dữ dội và kéo dài trong 2-3 ngày kinh thì chị em không nên chủ quan mà hãy đi khám để biết chính xác nguyên nhân.
Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết này đã giúp bạn gái bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích về các nguyên nhân đau bụng kinh, từ đó rút ra cho mình các cách giảm đau bụng kinh hiệu quả.